Ngứa ngực vì... nhiễm giun móc chó, mèo
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM vừa tiếp nhận điều trị cho một bệnh nhân nam, 35 tuổi (ngụ ở quận 8, TPHCM), bị giun móc làm tổ trên da vùng ngực.
Vòng đời của giun móc chó
TS.BS Trần Phủ Mạnh Siêu, Trưởng khoa Xét nghiệm, cho biết bệnh nhân nhập viện với biểu hiện ngứa vùng ngực kéo dài. Quan sát kỹ thấy dưới da bụng, ngực, mặt trong cánh tay phải xuất hiện một số đường ngoằn ngoèo như có ký sinh trùng di chuyển. Kết quả chẩn đoán kết luận bệnh nhân bị nhiễm giun móc chó, mèo ngoài da.
Theo BS Mạnh Siêu, giun móc chó mèo có nhiều loại với các tên khoa học như: Ancylostoma tubaeforme, thường thấy nhiều ở mèo; Ancylostoma caninum thường thấy nhiều ở chó; Ancylostoma brazilense và Uncinaria stenocephalaoccur, thường thấy ở cả chó và mèo. Bốn loại giun móc này có thể lây nhiễm sang người nếu thường xuyên tiếp xúc với chó, mèo hoặc đi chân trần trên nền đất ẩm có chứa phân chó, mèo.
Theo Tín Di
Sài Gòn Tiếp Thị- Bộ trưởng Bộ Y tế: Phát triển mô hình Bác sĩ gia đình để nâng chất lượng sống cho người bệnh
- TS. Margaret Chan: Chăm sóc sức khỏe ban đầu-"người gác cổng" cho hệ thống y tế
- Bí thư Thăng:Để phát triển mô hình bác sĩ gia đình,chính quyền địa phương cần vào cuộc
- Bác sĩ gia đình: Giải pháp căn cơ cho ngành y tế
- Mô hình Bác sĩ gia đình: Sát dân, tiết kiệm, hiệu quả nhất
- Dị ứng mỹ phẩm: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
- Ngáy và Ngưng thở khi ngủ, nghiệp “Cầm cưa” bất đắc dĩ - Phần II
- Ngáy và Ngưng thở khi ngủ, nghiệp “Cầm cưa” bất đắc dĩ - Phần I
- Rối loạn giọng nói
- Mẹo đơn giản nhận biết cá bị nhiễm độc hay không
-
Khám chuyên sâu